Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang Chínhhome1GalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhậpthu gian,giai tri,tivi online,phim,nhac,tin tuc,...

 

 Kinh nghiệm CIO

Go down 
Tác giảThông điệp


avatar


Tài Sản(USD) : 0
Join date : 31/12/1969

chữ ký
Những chủ đề mới nhất: 1

Kinh nghiệm CIO Empty
Bài gửiTiêu đề: Kinh nghiệm CIO   Kinh nghiệm CIO EmptyMon Apr 26, 2010 6:45 pm

Kinh nghiệm CIO B0807_54_1

Các giám đốc công nghệ thông tin (CIO) hoặc nhà quản lý kiêm CIO tại Việt Nam có xuất phát điểm khác nhau nhưng đều phải trải qua quá trình phấn đấu, thử thách lâu dài trước khi trở thành CIO. Dưới đây là những nỗ lực cùng bí quyết của một vài người trong số họ.

Nói về quá trình phấn đấu của mình, ông Lê Nhựt Hoàng Nam, công ty tin học HPT, cho biết, khi bắt đầu vào làm việc tại đây năm 2003, ông Nam là một trong số những kỹ sư mạng của phòng Giải Pháp Tin Học, sau đó là kỹ sư tư vấn hệ thống của HPT Công Nghệ. Trong thời gian công tác, ông được tham gia tư vấn và triển khai nhiều dự án lớn, quan trọng và cũng được bổ sung rất nhiều kiến thức về CNTT. Cũng trong thời gian này, ông Nam thường xuyên được người CIO tiền nhiệm giao hỗ trợ các công việc quản trị mạng, quản trị thông tin nội bộ, quản lý các tài khoản nhân viên… Từ thực tế đó, ông đã tích lũy nhiều kinh nghiệm, đề ra cho mình kế hoạch học tập và phát triển nghề nghiệp. Nhiệm vụ quan trọng nhất của phòng Hệ Thống Thông Tin (HTTT) là tập trung hóa quản lý thông tin, an toàn thông tin, đảm bảo vận hành mạng trong toàn HPT. Ngoài ra, nhiệm vụ phòng này còn hỗ trợ, tạo dựng quan hệ tốt giữa các chi nhánh và thống nhất lực lượng. Ông Nam chia sẻ, “Thú thật, CIO nếu theo nghĩa chức danh thì có lẽ là mọi người yêu mến mà gán cho tôi, tự bản thân tôi cảm thấy, mình có thể là một nhà quản lý CNTT (IT manager) chuyên nghiệp thì đúng hơn”.

Theo ông Nam, để trở thành một CIO thực thụ phải có khả năng làm “nhạc trưởng” của mọi thứ liên quan đến thông tin, không chỉ giỏi về kỹ thuật mà còn phải có kiến thức sâu rộng, chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo về những chiến lược mà mình đề ra. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, doanh nghiệp (DN) ngày càng lớn mạnh thì nhu cầu về CIO là rất lớn. Nếu một DN có ứng dụng CNTT trong hoạt động kinh doanh thì DN cần một CIO hoặc ít nhất là người quản lý CNTT. Tùy theo qui mô DN mà CIO có mức độ liên quan ít hay nhiều đến hoạt động kinh doanh.

Kinh nghiệm CIO B0807_55_1

Tiếp cận CNTT sớm
Không phải ai học ngành CNTT cũng có thể trở thành CIO. Một CIO năng lực và bản lĩnh không nhất thiết phải có chuyên môn sâu về công nghệ mà cần nắm vững các khái niệm, tác dụng, nguyên lý hoạt động của các ứng dụng, máy tính, mạng và các thiết bị khác. Tuy nhiên, đó mới chỉ là điều kiện cần, yêu cầu bắt buộc để trở thành một CIO phải là người nắm được chiến lược, mục tiêu ứng dụng CNTT của DN, nhạy cảm trong các rủi ro có thể xảy ra cho toàn hệ thống thông tin. Ngoài tầm nhìn chiến lược về quản trị thông tin, CIO cần phải có đạo đức nghề nghiệp, phong cách ứng xử thông minh trong giao tiếp và tư duy nhạy bén trong lĩnh vực chuyên môn.

Trích dẫn :
Nhà quản lý CNTT (CIO) phải là nhà quản trị thông tin chứ không chỉ triển khai ứng dụng công nghệ đơn thuần.

Tuy nhiên, học CNTT đối với một CIO sẽ có lợi thế rất lớn, giúp họ có tư duy logic cao, nắm vững hệ thống thông tin, các quy trình trong xử lý thông tin cũng như nguyên lý hoạt động của hệ thống ứng dụng. Thêm vào đó, khả năng nâng cao chuyên môn, cách tổ chức, điều hành, nâng cao tầm nhìn chiến lược trong quản trị thông tin luôn là những điều cần có. Tuyển dụng và đào tạo được đội ngũ kế thừa để rút dần khỏi các công việc chung chung không mang tầm chiến lược, tập trung nghiên cứu vĩ mô để tự nâng mình lên tầm quản lý ở cấp cao hơn.

Ông Trần Quang Huy, CIO của Nguyễn Hoàng Group, cho biết, bản thân ông do hoàn cảnh cá nhân chỉ học được 2 năm tại giảng đường đại học. Tuy nhiên, ông Huy đã tiếp cận với CNTT khá sớm cộng với sự đam mê, tự học hỏi, trau dồi kỹ năng bản thân. Trải qua các công việc tại nhiều công ty tin học trong và ngoài nước như AZ Solutions, Cisco System…, từ vị trí nhân viên, ông đã tự phấn đấu nâng mình lên ở vị trí quản lý cao hơn. Hiện nay, ông và các cộng sự tại Nguyễn Hoàng Group đang triển khai phần mềm quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) và các phần mềm hỗ trợ đào tạo tại Nguyễn Hoàng Group.


Kinh nghiệm CIO B0807_55_2

Tìm được cách thay đổi nhận thức

Con đường đến đích của các CIO không chỉ toàn màu hồng. Là một nhà quản lý, CIO phải gánh vác trọng trách của người “khai phá” nên công việc của họ chắc chắn sẽ nặng nề bởi nó tác động đến nhiều bộ phận trong DN. Những gì CIO phải làm không chỉ liên quan đến việc ứng dụng công nghệ mới mà trong nhiều trường hợp còn làm thay đổi cả những quy trình, thủ tục… đã trở thành nề nếp, thói quen trong cách nghĩ, cách làm. Thay đổi được nhận thức chính là trở ngại lớn nhất đối với CIO trong quá trình triển khai ứng dụng CNTT.

Theo ông Trần Minh Tâm, chủ tịch hội đồng quản trị, kiêm CIO của công ty cổ phần xây dựng thương mại TTT, bí quyết thành công của CIO: khơi gợi niềm đam mê từ những điều đơn giản trong công việc. Trước hết, CIO làm cho mọi thành viên trong công ty, kể cả ban giám đốc thấy được tính hiệu quả của ứng dụng, làm cho họ thấy yêu thích. Chẳng hạn, cấp tài khoản email cho mỗi nhân viên để trao đổi công việc, một bản tin nội bộ trong mạng Intranet DN để chia sẻ tin tức chung lẫn những riêng tư như sinh nhật, đám cưới… là một phương tiện hiệu quả để gắn kết mọi người trong công ty.

“Các DN nên nghiên cứu các giải pháp phần mềm phục vụ cho nhu cầu quản trị thật thấu đáo trước khi tiêu tiền cho phần cứng. Khoan nghĩ đến việc triển khai các siêu giải pháp như ERP nếu như các nhân viên của DN đó chưa thật sự quen thuộc với máy tính. Thay vào đó, nên bắt đầu với những giải pháp nhỏ, đơn giản trên phạm vi toàn DN như xây dựng mạng nội bộ, chia sẻ tài nguyên máy in, file, thư mục, lịch công tác, danh mục khách hàng… Ngoài ra, cần phải khai thác cặn kẽ mọi tính năng của các phần mềm mình đang có trước khi bỏ tiền ra để nâng cấp các phiên bản mới hơn”, ông Tâm chia sẻ.

Theo ông Tâm, một CIO giỏi sẽ có khả năng khắc phục những sai lầm trong DN. Ba yếu điểm chính trong hầu hết các DN hiện nay, đặc biệt, các DN vừa và nhỏ: quản lý rời rạc, nhỏ lẻ; quản lý thủ công, dẫn đến nguồn lưu chuyển thông tin trong DN thiếu chính xác, không kịp thời; chưa quan tâm đến tính hoạch định, chiến luợc. Nếu DN có một CIO giỏi, đem những ứng dụng CNTT vào trong DN, dĩ nhiên biết chọn lọc những ứng dụng nào thích hợp nhất cho DN của mình và như vậy sẽ khắc phục được 2 yếu điểm đầu tiên. Từ đó, luồng lưu chuyển thông tin sẽ hợp lý, kịp thời. Ngoài khả năng trình độ chuyên môn, CIO phải quyết đoán và có những dự báo tốt nhất cho DN trong kinh doanh.

6 cái hố trên đường đi của CIO
Sáu giai đoạn tạm coi là sáu đoạn đường đi, trên mỗi đoạn đều có một cái hố. Là CIO, bạn có thể biết mà vẫn cứ rớt vào đó và bạn cũng có thể chủ động tránh nó

1. Hấp tấp, làm theo phong trào

Khi bạn nhận thức được việc cần phải làm, nếu vội vàng làm ngay hoặc làm do thấy nhiều người khác làm, bạn không tịnh tâm để ý tưởng chín, xem xét kỹ thì dự án sẽ dễ dàng thất bại

2. Thiếu ý kiến tư vấn của chuyên gia

Khi đã quyết định làm, bạn không hỏi ai, không tìm hiểu kinh nghiệm của những người đã làm và quan trọng là không có được tư vấn của chuyên gia, không lên được kế hoạch cụ thể, dự án sẽ thất bại.

3. Không tranh thủ được sự hỗ trợ của ban lãnh đạo (BLĐ)

Mặc dù được BLĐ cho phép, nhưng bạn lại không biết cách làm cho mọi người hiểu rằng ứng dụng CNTT là yêu cầu của BLĐ chứ không phải của CIO! Nếu mọi người hiểu thì bạn mới có thể huy động và đôn đốc họ tích cực tham gia, chia sẻ trách nhiệm cùng bạn trong giai đoạn triển khai, nếu không dự án sẽ thất bại.

4. Không thuyết phục được các cộng sự

Cuối giai đoạn triển khai, ai cũng mệt mỏi, căng thẳng… và thường phát sinh những vấn đề ngoài dự tính, chẳng hạn thiếu vốn, không đủ nhân sự… Nếu bạn không động viên được mọi người, không thuyết phục được giám đốc tài chính giải ngân thêm, không nhờ được giám đốc nhân sự đưa ra một vài quyết định dứt khoát về nhân sự… dự án sẽ thất bại.

5. Hệ thống vận hành- đừng vội mừng

Giờ là lúc hệ thống có thể vận hành. Nhưng nếu bạn đã vội hài lòng, cho rằng công việc kết thúc và không tiếp tục thì dự án cũng không mang lại kết quả mong muốn. Đây mới chỉ là bước đầu, cả quá trình vận hành còn ở phía trước và còn rất nhiều việc phải làm. Trách nhiệm của bạn không phải là trình diễn công nghệ mà là chứng tỏ được hiệu quả kinh tế của nó mang lại cho DN.

6. Không có gì tồn tại mãi – phải chấp nhận thay đổi

Mọi việc đều có điểm dừng, công nghệ mới cũng sẽ trở nên lạc hậu và nhất là CNTT thì thời gian tồn tại rất ngắn. Đừng bao giờ thõa mãn, hài lòng với cái bạn có. Phải nhìn xa hơn và chấp nhận thay đổi, nếu không bạn sẽ luôn là người đến chậm.

Theo Hong Vinh – pcworld.com.vn
Về Đầu Trang Go down
 
Kinh nghiệm CIO
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: CIO - Chief Information Officer-
Chuyển đến